Phái “duy tâm ” dẫn ra hai câu chuyện đã xảy ra trong gia đình để chứng minh rằng có linh hồn và linh hồn là bất diệt.
*
* *
Câu chuyện thứ nhất
Cuối năm 1946 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Từ Hà nội bố tôi theo công binh xưởng lên Việt Bắc tham gia sản xuất vũ khí. Mẹ tôi bồng bế đưa 4 con thơ dại (tôi lớn nhất lúc đó mới 8 tuổi) tản cư lên Tuyên Quang. Lúc này tại thị xã Tuyên Quang cũng đang thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Gia đình tôi phải nương náu ở cách thị xã khoảng 10 km. Rừng núi âm u, dân cư thưa thớt, đa phần là dân tộc thiểu số. Thiếu thốn đủ mọi thứ. Đói rét, bệnh tật mặc sức hoành hành. Mẹ tôi lâm bệnh nặng và bà đã vĩnh viễn ra đi bỏ lại đàn con còn non nớt giữa rừng thiêng nước độc. Anh em chúng tôi lâm vào cảnh không nhà cửa, không người thân, không của cải và tiền bạc. Thương chúng tôi côi cút dân địa phương chắt bóp từng bắp ngô, củ sắn củ mài giúp anh em chúng tôi rau cháo qua ngày.Anh em chúng tôi lúc đó không hề biết bố tôi ở đâu. Không có địa chỉ, không báo chí, không bưu điện. Để tránh bị giặc Pháp tập kích bất ngờ, các công binh xưởng của ta phải phân tán và ẩn náu sâu ở những địa điểm bí mật, rất khó tìm.
Thế rồi vào một buổi sáng mưa tầm tã, bố tôi đã trở về trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Theo như lời ông kể lại thì ông đã được mẹ tôi về báo mộng “Tôi đã bị máy bay Pháp bắn chết, ông hãy về mà nuôi con”. Bán tín bán nghi bố tôi báo cáo thủ trưởng đơn vị ( Nha giám đốc các công binh xưởng). Thủ trưởng phê phán bố tôi là duy tâm, không yên tâm công tác. Yêu cầu bố tôi “xốc” lại tinh thần, vững vàng tư tưởng, không nên tin vào ma quỷ.
Mặc dù đã được thủ trưởng lên dây cót, bố tôi đêm đêm vẫn thao thức, không chợp mắt được. Bao nhiêu công việc đơn vị giao, bố tôi làm sai lệch lung tung. Thủ trưởng mời bố tôi lên gặp riêng. Nghe bố tôi trình bày lý do làm hỏng việc, ông đành chấp nhận cho bố tôi tạm nghỉ việc để đi tìm vợ con.
Thế là sau gần nửa năm sống cầu bơ cầu bất, nhờ sự “linh thiêng” và tác động vô hình của Mẹ mà anh em chúng tôi đã tìm lại được vòng tay chở che của người Bố. Dẫu rằng “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ”_Gà trống nuôi con, cuộc sống sau đó của anh em chúng tôi diễn ra đúng như câu ca.
Câu chuyện đau buồn, xót xa vì mất mẹ quá sớm đi kèm với những diễn biến bí ẩn của tâm linh đã ám ảnh tôi suốt hơn nửa thế kỷ qua. Tôi không biết tìm đâu ra được lời giải cho những hiện tương kỳ bí có thật này.
*
* *
Câu chuyện thứ hai
Cụ tổ của vợ tôi chết và được an táng tại nghĩa trang thị xã Tuyên quang. Thị xã mở rộng. Mộ của cụ được di rời ra nghĩa trang xã Lang quán, huyện Yên Sơn, cách thị xã khoảng 10 km. Gia đình muốn bốc cụ về gần hà nội, nhưng bia mộ bị tất lạc, không xác định được cụ nằm ở chỗ nào. Gia đình cầu cứu Bích Hầng, người nổi tiếng về khả năng giao tiếp với người âm. Ngoài cái ảnh và tên của cụ Tổ, gia đình không cung cấp cho Bích Hằng bất kể một thông tin gì. Và Bích Hằng cũng không yên cầu.Nghĩa trang xã Lang quán rất hoang sơ, được chia làm 2 khu vực rõ ràng. Khu mộ có danh tính người chết và khu mộ vô danh tính. Các vong không rõ danh tính được chôn thành 2 dãy dài, theo kiểu mộ tập thể, liền nhau, trông giống như 2 luống đất mới được cày xới để chuẩn bị trồng rau, trồng khoai, sắn. Phần mộ của cụ nằm lẫm trong hàng trăm mộ vô danh.
Bích Hằng thắp hương “hỏi thăm” 3 “người âm”, tới người thứ tư Bích Hằng phấn chấn hẳn lên: “Cháu chào cụ ạ. Cháu là Bích Hằng, cháu cùng gia đình ta lên thăm cụ đây”.
Quay lại phía những người đang đứng ở đằng sau, Bích Hằng hỏi: “Ai tên là Chung. Cụ trách người tên Chung lâu lắm rồi không đoái hoài đến Cụ. Lúc nãy đã đi qua mộ cụ mà không dừng lại” (Bố vợ tôi tên là Chung và là cháu đích tôn của Cụ).
Bố vợ tôi mừng rỡ vì người dưới mộ đã nhận ra mình. Ông chắp tay lạy cụ như để tạ lỗi rồi nối: “Cháu không lên thăm cụ được thường xuyên, nhưng hàng tháng vẫn thắp hương tưởng nhớ tới cụ”.
Để chắc chắn không tìm nhầm mộ, bố vợ tôi hỏi:
- Thưa cụ, cụ có còn nhớ gia cảnh của cụ nữa không ạ.
“Vong”: Tôi là Nguyễn Phúc Long. Xua kia sinh sống với vợ con ở phố Hàng Đường – Hà nội. Quê vợ tôi ở Làng Kim Liên (Nay là phường Phương Liên - Đống Đa – Hà nội)
Bố vợ tôi: “Cháu được biết Cụ còn có gia đình thứ hai nữa? “
“Vong”: “Anh nói đúng. Tôi còn có bà hai, tên là Tích, sinh sống ở phố Nhà Gạch, thĩ xã Tuyên Quang. Bà này chuyên buôn bán vải và muối, do tôi chuyên chở từ Hà nội lên.”
Bố vợ tôi: “Họ hàng nhà ta còn có ai ở Tuyên Quang nữa không ạ?”
“Vong”: “Có ông Chi lấy cô em vợ tôi (họ lấy nhau sau khi cụ đã mất) Ông Chi đang là hàng xóm của tôi (Ông Chi cũng đã mất và được mai táng cùng nghĩa trang với cụ Long) Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau”
Bố vợ tôi: “Có ai đến hương khói cho Ông Chi không ạ?”
“Vong”: “Thằng Quỳnh, con Vân thỉnh thoảng vẫn lui tới thăm viếng Ông Chi” (hai người là con Ông Chi)
Bố vợ tôi đã đưa ra những câu hỏi để kiểm tra. Những gì “Vong” nói ra đều có thể kiểm chứng được.
“Vong” đã nhắc đến tên chính xác 5 người trong gia đình, trừ bà Tích và ông Chi ra, 3 người còn lại ông Chung, ông Quỳnh, bà Vân được sinh ra sau khi “Vong” đã khuất. Như vậy “Vong” không chỉ lưu giữ những thông tin khi còn sống mà còn tiếp tục cập nhật những thông tin sau khi đã chết.
“Vong” kể đúng về gia cảnh của mình lúc còn sống: có 2 vợ, nơi cư trú và làm ăn sinh sống của 2 bà vợ. Các mặt hàng mà bà vợ 2 buôn bán.
“Vong” còn nhận ra ông Chi là em rể đã chết sau “Vong” và được an táng cùng một nơi với “Vong”.
Căn cứ vào những thông tin “Vong” cung cấp, qua trung gian Bích Hằng, gia đình vợ tôi khẳng định 100% là đã tìm đúng mộ của cụ Tổ. Bố vợ tôi xin “Cụ” cho phép cất bốc “Cụ” về nghĩa trang Thanh Tước để tiện việc hương khói. “Cụ” không phản đối, còn căn dặn thêm: “Cái tiểu của tôi họ đặt không thẳng hàng, mà chéo về một bên. Nắp tiểu bị vỡ một góc. Khi cất bốc nên cẩn thận”. Ngày 23.12.1995 gia đình vợ tôi đã cất bốc “Cụ” về Thanh Tước. Mọi người đều kinh ngạc về tính chính xác của những điều mà “Vong” đã căn dặn lúc trước.
Gia đình thán phục và biết ơn Bích Hằng. Bích Hằng mới gặp gia đình lần đầu, không hiểu biết một chút gì về gia đình. Bích Hằng không thể nói dựa hay sáng tác ra một kịch bản trùng khớp đến từng chi tiết về gia cảnh Cụ Tổ cua vợ tôi.
Điều tôi băn khoăn suy nghĩ là có phải chết là hết không ? Có lẽ sau khi trái tim ngừng đập, thể xác đã chết, con người vẫn còn một cái gì đó. Mọi người đặt tên cho nó là “linh hồn”. Nhờ có “linh hồn” mà bố tôi đã trở về với đàn con đang bơ vơ giữa rừng; nhờ có “linh hồn” mà gia đình vợ tôi đã tìm thấy mộ Cụ Tổ.
Cụ Hữu Hùng thì tin tưởng rằng sau khi quy tiên, chúng ta đều chuyển nghề leo lên nóc tủ đi buôn hoa quả, ngắm gà khỏa thân.
Đại văn hào Đức I.V.Goethe (1749 - 1832) viết: “Khi nghĩ về cái chết tôi hoàn toàn yên tâm, bởi vì tôi có lòng tin vững chắc rằng linh hồn là sinh linh mà theo bản chất của mình không bao giờ bị phá hủy, nó hoạt động liên tục và vĩnh hằng”.
Goethe nói đúng hay sai phải nhờ Khoa học làm trọng tài. Nhưng tôi mong rằng Goethe đúng./.
Tôi không thể có bất kỳ bình luận
Trả lờiXóatuy nhiên điều này là rất hữu ích
phát triển thêm
agen bola
agen bola online
judi bola
judi bola online
bandar bola online
bandar bola
bandar judi bola
bandar bola
agen betting